LỊCH SỬ TẾT NGUYÊN ĐÁN – TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

5/5 - (1 bình chọn)

Tết Nguyên Đán:

Chắc ai trong chúng ta đều đã quá quen thuộc với từ “tết” hay ” tết ta”, ” tết nguyên đán” rồi, nhưng có thể bạn chưa biết hết về nó như bạn nghĩ, hãy cùng tetvn kiểm tra lại nhé 🙂

Tại sao gọi là Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cổ truyền ,Tết Ta, Tết Âm lịch, hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là Tết đầu tiên trong năm mới và là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Đưa Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên Cuối Năm” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Tại sao lại gọi là tết nguyên đán

Tên gọi của Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu còn “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm cho nên ghép lại “nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới. Riêng chữ “Tết” lại được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ “tiết”. Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Tết bắt đầu ngày nào ?

Tết bắt đầu ngày nào ?
Tết bắt đầu ngày nào ?

Vì Tết Nguyên Đán tính theo Âm lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên…

Nguồn gốc ra đời :

Nguồn gốc từ thời dựng nước

Nguồn gốc tết nguyên đán có từ thời dựng nước
Nguồn gốc tết từ thời dựng nước

Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.

Có thể nói, nước ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo – thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm

Có phải tết nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc

Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Quốc viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang – quan nước Tàu sang nước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng, trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên

Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.

Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.  

Ý nghĩa Tết Nguyên đán ở Việt Nam

Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng

Tết nguyên đán là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng
Tết là ngày đoàn tụ và là ngày của hi vọng

Đây là nỗi mong mỏi của tất cả các thành viên trong mỗi gia đình. Người đi xa cũng như người ở nhà đều mong dịp Tết để gặp mặt và quây quần bên nhau cùng gia đình. Tết cũng là ngày đoàn tụ với người đã khuất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình theo Phật giáo đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên đã qua đời về ăn cơm Tết với các con các cháu.

Tết là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và làm mới mọi việc. Việc làm mới có thể về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa nhà cửa. Hoặc làm mới về mặt tình cảm và tinh thần của con người, để mối liên hệ giữa người thân được cảm thông hơn hoặc để tinh thần được thoải mái, tươi mát hơn. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế giường tủ được lau chùi, phủi bụi.

Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa gội đầu sạch sẽ, mặc quần áo mới bảnh bao. Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới để xả xui hay để tạo một sự tín nhiệm nơi người chủ nợ. Những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hoà với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối liên hệ được tốt đẹp.

Chúc mừng sang tuổi mới

Tết còn là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi, vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là chúc nhau thêm một tuổi mới. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ con và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi, còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được nhờ phúc.

Những kỹ niệm ùa về

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.

Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.

Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân

Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Nguyên Đán trước hết là Tết của gia đình. Chiều 30 Tết, nhà nhà làm lễ “rước” gia tiên và gia thần, thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm gì… hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cũng như là ý nghĩa của tết nguyên đán, và qua năm mới tetvn kính chúc bạn và gia đình năm mới An khang Thịnh Vượng, hạnh phúc.

Chúc mừng năm mới - tết nguyên đán

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top